Hạn mức thẻ tín dụng và những điều cần biết
Hiện nay việc sử dụng thẻ tín dụng đang dần phổ biến rộng rãi. Không quá khó để sở hữu cho mình một chiếc thẻ tín dụng với nhiều tiện ích vượt trội. Tuy nhiên khi sử dụng thẻ tín dụng bạn cần phải chú ý đến hạn mức thẻ tín dụng. Việc nắm rõ hạn mức thẻ sẽ giúp bạn có một kế hoạch chi tiêu hợp lí với mức tài chính cá nhân. Hãy cùng Online Bank tìm hiểu những điều quan trong cần biết khi sử dụng thẻ tín dụng nhé!
1. Tổng quan về hạn mức thẻ tín dụng
a. Hạn mức của thẻ tín dụng là gì?
Đây chính là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn để thanh toán trong một chu kì nhất định. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để bạn mua sắm tới ngày thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng. Nếu thẻ thanh toán qua POS/ EDC thì bạn có thể dùng 100% hạn mức. Còn đối với việc thanh toán bằng tiền mặt thì bạn chỉ có thể dùng 50% – 70% hạn mức.
Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà ngân hàng xác minh về thu nhập và mức ổn định. Mức độ thanh toán nợ đối với các đơn vị khác.
b. Làm sao để biết hạn mức thẻ cá nhân?
Có nhiều yếu tố để quyết định hạn mức của thẻ. Nếu bạn là người mới sử dụng thẻ tín dụng, chưa có lịch sử tín dụng, thu nhập chưa cao thì chắc chắn hạn mức thẻ của bạn sẽ không cao. Bởi vì đây cũng được xem là một khoản vay ngân hàng. Số tiền vay sẽ dựa trên uy tín cá nhân của bạn.
Nếu muốn biết hạn mức của mình là bao nhiêu thì hãy đăng kí thẻ tín dụng. Khi đã biết hạn mức thẻ, nhưng lại không hài lòng bạn vẫn có thể yêu cầu với hạn mức cao hơn. Vì sau một thời gian nếu bạn sử dụng tốt thì ngân hàng sẽ xem xét và tăng hạn mức của mình lên.
2. Các yếu gây ảnh hướng đến hạn mức thẻ và cách sử dụng
a. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hạn mức thẻ?
- Mức lương chuyển khoản qua ngân hàng của khách hàng ( thông thường tương đương 7 đến 10 lần lương ).
- Mức lương nhận qua tiền mặt của khách hàng ( thông thường tương đương 2 đến 3 lần lương ).
- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên 70 đến 90% giá trị).
- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp của khách hàng đã được ngân hàng phê duyệt
- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng đó.
- Hạn mức đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác.
- Thẻ tín dụng phụ thì sẽ dùng chung cùng một hạn mức với thẻ tín dụng chính.
b. Sử dụng hạn mức với thẻ như thế nào?
- Đối với thanh toán Online: Có hai hình thức thanh toán online trực tuyến hay thanh toán offline tại các quầy hàng, trung tâm mua sắm. Hình thức này được 100% hạn mức cao nhất thẻ tín dụng. Bạn có thể dùng số tiền được cấp trong thẻ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
- Đối với thanh toán Offline: Thông thường, các bạn chỉ có thể rút khoảng 50% hạn mức thẻ tín dụng credit card. Tuy nhiên mức này sẽ phụ thuộc vào loại ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
3. Nâng cấp và thay đổi hạn mức của thẻ tín dụng
a. Tăng hạn mức
Khi có nhu cầu tiêu dùng cao hơn và cần tăng hạn mức thẻ tín dụng thì bạn phải thông báo đến ngân hàng. Sau đó yêu cầu hỗ trợ tăng, nâng cấp hạn mức . Nhưng để được ngân hàng chấp nhận bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện tăng hạn mức.
Thu nhập của bạn phải càng ngày càng tốt hơn. Bạn phải làm sao chứng minh cho ngân hàng thấy được hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao. Khi đó cơ hội gia tăng hạn mức thẻ MasterCard/Visa của các bạn là rất cao.
Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu thêm các tài sản có giá trị.
Lịch sử tín dụng tốt: Bạn hãy tạo thói quen giao dịch tốt để tạo nên một lịch sử giao dịch tốt
b. Giảm hạn mức
Để tăng hạn mức thẻ ghi nợ thì cần phải được sự chấp thuận từ ngân hàng và tổ chức tín dụng cho mở thẻ. Tuy nhiên để hạ hay giảm hạn mức thì khá dễ dàng. Các bạn chỉ cần thông báo với ngân hàng bằng cách:
- Gọi điện cho ngân hàng.
- Ra chi nhánh điền vào mẫu yêu cầu rồi gửi cho ngân hàng là xong ngay.
Cho dù hạn mức có cao bao nhiêu thì điều quan trọng nhất là phải thanh toán đủ số tiền đã sử dụng trong kỳ đó. Nếu sử dụng thẻ tín dụng có trách nhiệm nó sẽ rất hữu ích.
Hãy liên lạc ngay với Cardtot để được tư vấn cụ thể hơn về thẻ tín dụng nhé!