Tổng quan về huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay
Tổng quan về vị trí địa lý huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách TP Bà Rịa 16 km, cách TP Vũng Tàu 30 km và cách trung tâm TPHCM khoảng 80 km. Huyện Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh, có diện tích tự nhiên 426,55 km2 (tương đương khoảng 42 ha), dân số năm 2007 khoảng 154.506 người, mật độ dân số năm 2007 362 người/km2.
Từ TPHCM đi qua đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây/ ĐCT01 và Quốc lộ 51 đến phường Hắc Dịch. Từ TPHCM muốn về Châu Đức hiện có 2 tuyến đường: Mỹ Xuân – Ngãi Giao và Hội Bài – Đá Bạc. Cả 2 tuyến đường trên đều nối với huyện Xuyên Mộc.
Huyện Châu Đức có địa giới hành chính:
- Phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa.
- Phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ).
- Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc.
Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ.
Toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:
- Thị trấn Ngãi Giao (huyện lỵ).
- 15 xã: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.
Mục tiêu phát triển huyện quy hoạch Châu đức
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm tới thời kỳ 2020 – 2030 đạt khoảng 20%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng khu vực I ngày càng giảm, khu vực II và III ngày càng tăng. Đến năm 2030: khu vực I: 9,75%, khu vực II: 50,10% , khu vực III: 40,15%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 54,9 triệu đồng
– Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định, đảm bảo việc làm cho người lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên thành 70% vào năm 2020.
– Hạn chế tốc độ gia tăng dân số, đảm bảo tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm ,đến năm 2020 đảm bảo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,9%.
– Phát triển văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, nâng cao mức sống hưởng thụ văn hoá, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng dân cư.
– Nâng cao hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn. Phát triển các khu vực nông thôn theo hướng phát triển nhiều ngành nghề; đảm bảo hầu hết dân cư nông thôn được cấp điện, nước sạch vào năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.
– Tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh; đảm bảo sự an toàn xã hội, giảm tối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.
Thông tin quy hoạch phát triển huyện Châu Đức giai đoạn 2020 – 2025
Trong chiến lược chung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Châu Đức tập trung khai thác những lợi thế riêng về vị trí địa lý, giao thông, tiềm năng đất đai, tạo ra những bước phát triển đột phá có tính chất quyết định để chuyển đổi mạnh mẽ về chất của nền kinh tế.
Quy hoạch ngành công nghiệp và xây dựng huyện Châu Đức
Quy hoạch các ngành công nghiệp
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp có quy mô lớn, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tỷ lệ khoa học kỹ thuật cao, sức cạnh tranh lớn.
- Tranh thủ các tác động ảnh hưởng lan toả tích cực từ sự phát triển mạnh mẽ các cơ sở công nghiệp lớn do trung ương và đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước…, trên địa bàn huyện, tỉnh và các trung tâm công nghiệp như Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp là cơ sở vệ tinh cho các nhà máy, khu công nghiệp lớn.
- Gắn phát triển công nghiệp với các nguồn nguyên liệu, chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may – giày da …
- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, quan tâm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chú trọng đào tạo nguồn lực để cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp.
Xây dựng huyện Châu Đức
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình và dự án đầu tư, tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị và quản lý chất lượng công trình. Kết hợp chặt chẽ việc cải tạo các đô thị cũ với xây dựng các khu đô thị mới.
- Phát triển đô thị trong mối quan hệ gắn bó với các vùng dân cư nông thôn. Sử dụng hợp lý, phát huy hiệu quả các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Triển khai thực hiện tốt việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư nông thôn, phù hợp với phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nông thôn mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.
Quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ huyện Châu Đức
- Phát triển các ngành thương mại – dịch vụ trong giai đoạn tới cần đặt trong mối quan hệ đa phương, mở rộng giao thương với các khu vực sôi động của Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thị trường vùng Duyên Hải Miền Trung, Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc biệt là thị trường nước ngoài về xuất khẩu hàng nông sản, nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, hàng hóa phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn.
- Tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại nội địa và không ngừng mở rộng thị trường đối với không chỉ các vùng lân cận mà còn sang các nước khu vực Đông Nam Á; tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: cung ứng các mặt hàng công cụ, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp; tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại địa phương; cung ứng các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm…
- Đẩy mạnh thương mại xuất khẩu, đặc biệt đẩy mạnh thương mại xuất khẩu hàng hóa nông sản và các sản phẩm công nghiệp.
- Về dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện chỉ tập trung phát triển 2 loại hình: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa, lễ hội và di tích. Định hướng dài hạn trên địa bàn huyện sẽ phát triển tuyến du lịch sinh thái: Ngãi Giao – Bàu Sen – Hòa Bình – Bàu Lâm; các khu du lịch: Thác Hoà Bình, khu du lịch Kim Long, khu du lịch Thanh Bình, khu du lịch phức hợp Hồ Suối Giàu, khu du lịch Xuân Sơn – Ngãi Giao.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Đức
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Châu Đức đã nhìn nhận: trong tương lai Châu Đức sẽ trở thành một huyện công nghiệp, trong cơ cấu kinh tế của huyện ngành kinh tế công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo.
Vì vậy, trong bố trí quy hoạch sử dụng đất cần phải ưu tiên giành đất cho phát triển các khu cụm công nghiệp nhằm là cơ sở thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế của huyện nói chung cụ thể với ước tính trong 20 năm nữa, quỹ đất này sẽ vào khoảng 14.000 ha và song song với đó cũng phải ưu tiên giành quỹ đất cho đô thị hóa và đất phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm nhu cầu các ngành: giáo dục, văn hóa thể thao, y tế, giao thông, thủy lợi, an ninh quốc phòng.
Trong giai đoạn tới, đến năm 2030 khả năng đất nông nghiệp phải chuyển sang cho mục đích sử dụng phi nông nghiệp khoảng hơn 7.000 ha.
Theo dự báo dân số huyện Châu Đức đến năm 2030 khoảng 210.000 người, trong đó khoảng 22-25% dân số đô thị và 75-78% dân số nông thôn. Để bảo đảm nhu cầu đất ở cho dân số nói trên cần thiết phải quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư hiện có và phát triển các khu dân cư mới đáp ứng nhu cầu đất ở, dịch vụ công cộng cho người dân với mức sống có chất lượng cao.
Quy hoạch tổng quan huyện Châu Đức tạo động lực phát triển bất động sản
Theo quyết định số 3665/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phát triển Quy hoạch tổng thể huyện Châu Đức. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện về việc tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển quy hoạch huyện theo chủ trương của UBND tỉnh. Đó chính là bước đệm cũng như là lợi thế để kinh tế – xã hội phát triển và kéo theo đó là thị trường bất động sản phát triển một cách vượt bật.
Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian qua thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những phát triển rõ rệt. Đồng thời, với giá đất “quá rẻ” so với tiềm năng của nó, thì nơi đây chính là một trong những “điểm nóng” mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Các khu công nghiệp (KCN) tại huyện Châu Đức hiện nay
Hiện tại, ở Châu Đức có 2 KCN chính là: Cụm KCN Sonadezi Châu Đức (xã Nghĩa Thành và Suối Nghệ) và KCN Đá Bạc (xã Đá Bạc).
Trong đó, cụm KCN Sonadezi Châu Đức do công ty CP Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư có quy mô 2.287,55 ha, là một trong những dự án đầu tư khu phức hợp công nghiệp lớn hàng đầu cả nước, bao gồm KCN (1.556,14 ha) và Khu Đô thị thương mại – sân Golf tiêu chuẩn quốc tế 36 lỗ.
Tiềm năng đầu tư bất động sản ở huyện Châu Đức
Tập đoàn Vingroup dự tính đầu tư 2 dự án lớn tại Huyện Châu Đức:
- Khu vực nghiên cứu 1 có quy mô 2,2 ha tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Vị trí khu đất phía bắc giáp đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao, phía nam giáp trụ sở công an thị trấn, phía đông giáp đường Trần Hưng Đạo và phía tây giáp đường Lê Lợi.
- Khu vực nghiên cứu 2 có quy mô 800ha nằm dọc theo Quốc lộ 56 thuộc địa bàn xã Bình Ba (khu đất này hiện đang trồng cây cao su từ 3-5 năm tuổi). Vị trí khu đất phía nam giáp đường Bình Ba – Đá Bạc, phía tây giáp Quốc lộ 56.
Cụm KCN Sonadezi, KCN Đô thị & Sân Golf Châu Đức:
- Với quy mô 2287 ha cùng hơn 80 000 lao động, cụm khu công nghiệp Sonadezi là một trong những khu công nghiệp phức hợp lớn nhất cả nước.
- Mỗi năm nơi đây thu hút thêm khoảng 10 000 lao động địa phương và được kỳ vọng trở thành tâm điểm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bản đồ đường đi