5 câu hỏi những người thông minh luôn tự hỏi bản thân trước khi nói

Like0

Chúng ta đang bị tấn công bởi những lời tán gẫu. Chúng ta nói bởi vì sợ sự im lặng

Đầu tuần, tôi nói với Liam cậu con trai 6 tuổi của tôi: “Liam này, hãy suy nghĩ trước khi con nói”. Ngay lập tức, tôi đã hối hận khi nói điều đó vì đây thường là một lời dạy chung chung mà các bậc cha mẹ dành cho con cái của họ khi chúng nói năng thô lỗ. Tôi nhớ mình không thích nghe điều này khi còn nhỏ. Dẫu vậy, thay vì gật đầu và vội vàng bỏ đi chơi, Liam dừng lại và hỏi tôi một câu thú vị: “Con nên nghĩ gì trước khi nói ạ?”

Vào thời điểm đó, câu hỏi của con đẩy tôi vào thế bị động. Tôi nói với Liam rằng con nên tự hỏi bản thân xem điều con sắp nói có đúng, tử tế hay hữu ích hay chưa. Nhưng câu hỏi của Liam khiến tôi phải suy nghĩ liệu còn câu trả lời nào khác nữa không. Khi trưởng thành, rất nhiều người trong chúng ta thường nói mà không cân nhắc đến mục đích. Điều này có thể khiến bản thân hay những người xung quanh căng thẳng và lo lắng. Vậy chúng ta nên suy nghĩ về điều gì trước khi nói để làm cho thời gian với mọi người trở lên hữu ích và có ý nghĩa?

Trong tuần trước, tôi đã cố gắng trả lời câu hỏi của Liam tốt hơn bằng cách thu thập các câu hỏi mà những người thông minh tự hỏi trước khi nói. Dưới đây là 5 câu hỏi mà tất cả chúng ta có thể sử dụng.

Tôi có cần phải nói điều này ngay bây giờ không?

Một số lý lẽ có thể cần thiết ngay lập tức, nhưng phần lớn thì không. Chúng ta càng tức giận hoặc càng căng thẳng, kỹ năng giao tiếp của chúng ta càng kém đi. Khi cảm thấy bị dồn nén hoặc cảm xúc đang dâng trào, tác giả James Clear khuyên bạn nên tạm dừng và sau đó tự hỏi bản thân xem điều bạn muốn nói có cần được nói ra ngay bây giờ hay không. Phản ứng theo bản năng của chúng ta hiếm khi là phản ứng tốt nhất. Việc ghi nhớ câu nói: “Liệu chúng ta có thể nói về vấn đề này sau khi tôi đã suy nghĩ rõ ràng hơn không?” sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và năng lượng.

Liệu điều tôi chia sẻ có khả thi với người nhận?

Xem ảnh nguồn

Là một nhà sáng lập khởi nghiệp và người cố vấn tại các nhiều tổ chức, Marina Glazman thường được săn đón vì những lời khuyên và góp ý hữu ích của cô. Cô ấy nói với tôi rằng khi đưa ra lời khuyên, cô ấy luôn tự hỏi bản thân rằng liệu những lời cô ấy sắp chia sẻ có khả thi hay không.

“Bằng cách dành thời gian để xác định bước đi đúng đắn cho người đối diện thực hiện, niềm tin sẽ được xây dựng,” Glazman giải thích. “Nếu bạn không có câu trả lời, hãy nói với họ rằng bạn cần một chút không gian để trả lời một cách chu đáo hơn.”

Họ đang chịu những áp lực gì mà tôi không biết?

Tôi đã hỏi Denise Smith Young, cựu giám đốc nhân sự của Apple, về cách cô ấy giải quyết những cuộc trò chuyện khó nhằn với đồng nghiệp bằng thái độ đồng cảm. Cô ấy đưa ra một chuỗi câu hỏi thuộc cùng một nội dung: lùi lại một chút để nghĩ về những áp lực mà người khác có thể đang phải chịu.

Có những điều diễn ra trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta mà không phải lúc nào người khác cũng rõ. Young giải thích rằng khi nói đến giao tiếp, chúng ta cần biết rằng ta cần hiểu nhiều hơn những gì người khác nói. Việc trễ hạn không phải vì không đủ năng lực mà có thể trong đại dịch, việc chăm sóc con cái của họ trở lên khó khăn hơn và khiến họ bận rộn hơn gấp 5 lần so với trước đây. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn đang bỏ lỡ điều gì và liệu có còn điều gì đó sâu hơn đang diễn ra mà bạn không biết.

Tôi đang khiến căng thẳng gia tăng hay đang cân bằng mọi thứ?

Lần đầu tiên khi đại dịch bắt đầu, tác giả Elizabeth Gilbert đã chia sẻ trên Instagram về việc cô ấy đã khổ sở thế nào để có được chuyến bay từ Úc trở về Mỹ. Ban đầu, cô ấy gõ một chuỗi tin nhắn điên cuồng cho bạn bè và gia đình của mình: “Tôi phải bắt chuyến bay cuối cùng trước khi mọi thứ lộn xộn và rơi vào hỗn loạn!” Nhưng rồi cô ấy nhận ra rằng đây không phải là cách cô muốn truyền đạt. Vì vậy, cô đã xóa tin nhắn và viết những lời bình tĩnh sau: “Này, tôi đang trên một chuyến bay và sẽ về nhà sớm.”

Lần sau, khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy suy nghĩ xem mình có đang sử dụng “ngôn ngữ quá kịch tính” hay không. Như Gilbert đã chứng tỏ, tất cả chúng ta đều có khả năng khiến tình huống căng thẳng hoặc cân bằng chúng.

Tôi có thể học được điều gì nếu tiếp tục lắng nghe?

Câu hỏi này đến từ người bạn kiêm nhà văn của tôi, Niklas Göke. Cuộc sống không phải là Jeopardy – bạn không cần phải đưa ra câu trả lời ngay khi có cơ hội. Hãy nghĩ xem bạn có thể học được điều gì nếu dừng lại và tiếp tục nghe. Khi muốn các mối quan hệ của chúng ta trở nên chặt chẽ, hãy cho mọi người không gian để họ thể hiện bản thân. Lắng nghe để tìm hiểu thêm về những gì họ đang nghĩ và cảm nhận của họ luôn là một chiến lược bền vững.

Chúng ta đang bị tấn công bởi những lời tán gẫu. Chúng ta nói bởi vì sợ sự im lặng. Nhưng tôi rất biết ơn cậu con trai 6 tuổi Liam của mình đã nhắc nhở tôi về số ít những phẩm chất có giá trị hơn lời khuyên hãy suy nghĩ trước khi ta nói.

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0

Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0