Giá điện nước, thực phẩm tăng, đẩy lạm phát 5 tháng tăng 3,55%

Like0

Tổng cục Thống kê nhận định giá lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng – lạm phát (CPI) tháng 5 và 5 tháng đầu năm tăng mạnh.

Thời tiết nắng nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân làm tăng giá lương thực, thực phẩm – Ảnh: T.L.

Nắng nóng kéo dài, giá lương thực lên cao

Theo báo cáo tổng quan thị trường giá cả tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29-5, chỉ số CPI tháng 5 tăng 0,01% so với tháng trước, nếu so với cùng kỳ năm trước tăng 2,43%.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55%, trong khi lạm phát cơ bản (loại trừ giá lương thực, năng lượng) tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng khá cao so với cùng kỳ các năm trước.

Trong mức tăng 0,01% của CPI tháng 5-2023 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá gồm:

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với 1,01% (nhóm này bao gồm giá điện, nước sinh hoạt). Do thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên, giá điện sinh hoạt tháng 5 tăng 2,62%; giá nước sinh hoạt cũng tăng 2,19% so với tháng trước.

Ngoài ra, giá gas trong tháng tăng 0,31% so với tháng trước do từ ngày 1-5-2023, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 2.000 đồng/bình 12kg sau khi giá gas thế giới tăng 5 USD/tấn, từ mức 550 USD/tấn lên mức 555 USD/tấn.

Cũng trong nhóm này, giá dầu hỏa giảm 5,93% so với tháng trước; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,15% do giá thép giảm khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới giảm.

Bên cạnh đó, các nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI còn lại như: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,67%, giá thuê nhà khách, khách sạn tăng 0,38% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%, trong đó giá lương thực tăng 0,29%, thực phẩm tăng 0,22%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26% do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Biểu đồ tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 5 và 5 tháng đầu năm các năm giai đoạn 2019-2023 – Nguồn: GSO

Giá bán điều hòa, quạt điện tăng theo thời tiết

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,46%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,33%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,29%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,22%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Điều tác động làm giá điều hòa nhiệt độ tăng 0,61%, giá quạt điện tăng 0,41%; và thiết bị gia đình lớn có động cơ tăng 0,2% so với tháng trước.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%, theo đó giá nước khoáng tăng 0,16%, nước giải khát có gas tăng 0,14%, nước quả ép tăng 0,47%, rượu các loại tăng 0,13%, bia các loại tăng 0,21%, và thuốc lá tăng 0,02% so với tháng trước.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,1% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè đối với các mặt hàng mũ nón, giày dép và dịch vụ may mặc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,08%, mũ nón tăng 0,31%, giày dép tăng 0,11%, dịch vụ may mặc tăng 0,26%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%, chủ yếu tăng giá một số loại thuốc cảm cúm và vitamin do nhu cầu tăng vào thời tiết giao mùa.

3 nhóm hàng hóa giảm giá trong tháng 5

Ở chiều ngược lại, các nhóm hàng hóa và dịch vụ giá giảm trong tháng 5-2023 gồm: nhóm giáo dục giảm 0,1%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm; nhóm giao thông giảm 2,98%

Nguồn : tuoitre.vn

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0

Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0