Nguồn tiền chảy vào bất động sản: Gần 2,7 tỷ USD vốn FDI

Like0

Quý I/2022, nhiều nguồn tiền đổ mạnh vào thị trường bất động sản. 

Dòng tiền đổ vào bất động sản

Bộ Xây dựng cần phải lưu ý diễn biến của thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp và kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, để tránh rủi ro kép, ngăn việc sử dụng vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Nhiều nguồn tiền từ tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn FDI đang chảy mạnh vào thị trường bất động sản. Cụ thể:

Tín dụng

Quý I/2022 – tính đến 31/3/2022, theo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 783.942 tỷ đồng. Trong đó, có 188.105 tỷ đồng (24%) dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và 45.532 tỷ đồng (5,8%) tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 33.335 tỷ đồng (4,3%), đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 33.509 tỷ đồng (4,3%) và đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.898 tỷ đồng (7,4%).

Dư nợ tín dụng đối với vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 121.153 tỷ đồng (15,4%) và đối với vay mua quyền sử dụng đất đạt 101.071 tỷ đồng (12,9%). Còn lại là nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác.

Vốn FDI (Foreign Direct Investment)

Tính đến tháng 3/2022, ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD – chiếm 30,3% trong tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trên 8,9 tỷ USD.

Dựa theo các số liệu trên, Bộ Xây dựng thấy rằng, mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ và ít giá trị gia tăng bắt đầu phát huy tác dụng.

Thêm nữa, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là nơi đầu tư an toàn, tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sở hữu vị thế thuận lợi thu hút vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản.

Phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu cũng là một nguồn tiền khác đổ về bất động sản, hiện đang dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 17.211 tỷ đồng, chiếm 43,36% tổng giá trị phát hành toàn thị trường.

Bộ Xây dựng cũng cảnh báo việc thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường. Theo đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Đầu tháng 4/2022, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng triển khai thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… Ngay sau đó, một số ngân hàng đã thông báo hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực bất động sản khiến các doanh nghiệp lo lắng.

Việc siết tín dụng vào bất động sản được xem là giải pháp giúp hạn chế, hạ nhiệt các cơn sốt đất, tránh tình trạng bong bóng bất động sản. Đồng thời, để thị trường bất động sản đi vào quỹ đạo nhà nước kiểm soát được, tránh tình trạng sốt ảo, ảnh hưởng đến những người có nhu cầu thực.

>> Xem thêm:

Siết tín dụng trong Bất động sản

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0