Pháp lý bất động sản là gì? Vấn đề nào nhà đầu tư cần quan tâm
Pháp lý bất động sản là yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu trong việc mua bán và đầu tư. Nếu không hiểu biết rõ ràng về vấn đề này sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp, rủi ro.
Pháp lý bất động sản là gì?
Pháp lý bất động sản có thể được hiểu là các hồ sơ giấy tờ pháp lý của các dự án bất động sản đó và đặc biệt những hồ sơ pháp lý đó phải đúng theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư.
Vai trò của pháp lý trong bất động sản
Pháp lý bất động sản có vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên khi thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm bất động sản nhà nước quy định các thủ tục, giấy tờ pháp lý liên quan đảm bảo phù hợp với từng loại sản phẩm.
Hiện tại có rất nhiều vụ lùm xùm về mặt pháp lý bất động sản, pháp lý nhà đất, dự án ma, dự án không được cấp phép khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro và gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy nên việc tìm hiểu kỹ pháp lý dự án trước khi tiến hành ký hợp đồng là một trong những lưu ý quan trọng.
Những loại pháp lý nhà đầu tư cần biết
Dưới đây là các loại pháp lý mà nhà đầu tư nên tìm hiểu:
1. Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản
Loại giấy tờ pháp lý này chủ đầu tư sẽ được nhận từ các cơ quan có thẩm quyền như ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
Đây là cơ sở để đánh giá độ uy tín của chủ đầu tư, những lưu ý khi khách hàng xem xét giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư:
- Phải được đóng dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền và còn hiệu lực.
- Phải đúng lĩnh vực bất động sản và phải có chức năng xây dựng, đầu tư kinh doanh
- Tham khảo các chuyên gia để tránh trường hợp giấy tờ pháp lý bị làm giả
2. Quyết định giao đất
Khoản 7 điều 3 luật đất đai 2013 quy định, đối tượng có nhu cầu sử dụng đất sẽ nhận được quyết định giao đất do chính nhà nước ban hành. Người sử dụng đất được nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và không có thu tiền sử dụng đất. Trong trường hợp thực hiện các dự án bất động sản là giao đất có thu tiền.
3. Sổ hồng
Sổ hồng còn được biết đến là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là giấy tờ pháp lý cao nhất thể hiện tính sở hữu của một chủ thể đối với sản phẩm gắn liền với lô đất đó.
Mọi dự án bất động sản đều có sổ hồng chung, sau đó mới có thể phân chia ra thành nhiều lô đất khác nhau. Được sở tài nguyên và môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp và có phôi riêng.
4. Phê duyệt 1/500
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng. Một dự án bất động sản có quy hoạch tỷ lệ 1/500 là đã có đầy đủ pháp lý.
5. Giấy phép xây dựng
Đây là văn bản pháp lý bất động sản bắt buộc các dự án phải có. Nếu mua phải dự án xây dựng trái phép khi bị thanh tra phát hiện thì hậu quả khách hàng phải lãnh rất lớn.
6. Văn bản nghiệm thu phần móng
Pháp luật quy định một dự án khi đã được nghiệm thu phần móng sẽ được ký hợp đồng mua bán. Đây cũng là cơ sở để cấp sổ hồng cho khách hàng về sau cũng như giấy phép xây dựng
7. Giấy bảo lãnh ngân hàng
Bất cứ một dự án bất động sản hình thành trong tương lai đều được một ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư không xây dựng như cam kết thì ngân hàng sẽ là người chi trả số tiền tương ứng mà khách hàng đã bỏ ra.
8. Văn bản pháp lý bất động sản khác
Một số giấy tờ pháp lý khác mà khách hàng và nhà đầu tư có thể quan tâm là: giấy phép bảo vệ môi trường, giấy tờ thuế phí, giấy chứng nhận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, …
Việc hiểu biết rõ về pháp lý bất động sản và những quy định liên quan sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những rủi ro không đáng có. Để biết thêm những thông tin về pháp lý hãy liên hệ ngay với HayHomes để được tư vấn thêm.
Nguồn : Nasaland