Thẻ ATM bị lỗi không giao dịch được và cách khắc phục

Like+1

Trong quá trình sử dụng thẻ ATM, không ít lần khi giao dịch gặp phải những sự cố ngoài ý muốn về lỗi thẻ ATM không giao dịch được. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều khác nhau, như thẻ bị khóa, bị nuốt, đã hư hỏng hoặc tạm ngừng dịch vụ

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là một loại thẻ chip hoặc thẻ từ ngân hàng phát hành cho khách mở tài khoản. Về cấu trúc, thẻ được làm từ nhựa dẻo và có kích thước nhỏ gọn. Trên mặt thẻ in các thông tin như: họ tên chủ thẻ, số thẻ, ngân hàng phát hành, hạn sử dụng thẻ…

Thẻ ATM bị lỗi không giao dịch được và cách khắc phục

Khi sở hữu thẻ ATM, chủ thẻ có thể thực hiện một số chức năng như rút tiền hoặc chuyển tiền tại cây ATM, thanh toán tại các điểm máy POS, truy vấn, tra cứu thông tin, số dư tài khoản…

Các lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ ATM và cách khắc phục

Thẻ ATM bị khóa

Khi thẻ bị khóa, các chức năng của thẻ sẽ bị tạm ngừng, bạn không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.

Nguyên nhân thẻ ngân hàng bị khóa có thể do nhập sai mã PIN quá 3 lần, thẻ hết hạn hoặc thẻ bị nghi ngờ có liên quan đến hoạt động xâm nhập trái phép.

Thẻ ATM bị lỗi không giao dịch được và cách khắc phục

Để mở khóa thẻ, bạn hãy đến ngân hàng để được hỗ trợ. Theo đó, bạn cung cấp CMND/CCCD và nhân viên ngân hàng yêu cầu ký tên để đối chiếu, nếu chữ ký và các thông tin khớp với nhau thì thẻ sẽ được mở khóa.

Thẻ ATM bị nuốt

Thẻ ATM bị nuốt có thể do cây ATM đang sử dụng bị lỗi hoặc do người dùng mắc phải các lỗi như: nhập mã PIN sai quá 3 lần, thực hiện sai quy trình nhận tiền và nhận thẻ, thực hiện các thao tác quá chậm…

Để lấy lại thẻ ATM, khách hàng cần liên hệ trực tiếp đến tổng đài của ngân hàng để thông báo sự cố. Sau đó, mang CMND/CCCD đến ngân hàng để xác nhận và làm thủ tục nhận thẻ.

Thẻ ATM báo lỗi giao dịch không thành công

Thẻ hiển thị đầy đủ thông tin về họ tên khách hàng, số thẻ, thời hạn sử dụng,… Với thẻ ATM, người dùng có thể tiến hành chuyển tiền, rút tiền, tra cứu số dư, thanh toán tại các điểm POS,… Trường hợp khách hàng không thể hoàn tất giao dịch tại cây ATM do hệ thống gặp vấn đề và báo lỗi, bạn cần liên hệ ngân hàng phát hành thẻ qua hotline hoặc đến trực tiếp chi nhánh giao dịch gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Thẻ ATM bị lỗi chip hoặc dải từ tính

Thẻ bị lỗi chip hoặc dải từ tính sẽ làm gián đoạn các giao dịch như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán qua máy POS do không đọc được thông tin trên thẻ. Nguyên nhân gây lỗi chip/dải từ tính có thể do virus tấn công, thẻ bị ướt hoặc gãy, hệ thống chip bị lỗi.

Khi thẻ bị lỗi chip/dải từ tính, bạn hãy liên hệ với ngân hàng qua Hotline hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch. Tùy nguyên nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau, có thể cần đợi vài ngày để xử lý lỗi hệ thống hoặc thay thẻ mới.

Cây ATM không nhả tiền

Lỗi này ít khi xảy ra nhưng khi gặp khách hàng rất lo lắng. Tình huống này có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp giao dịch thành công: Trên thực tế, máy ATM đã nhả tiền nhưng người rút không không lấy nên cây ATM sẽ tự động thu giữ lại tiền nếu sau 30 giây. Trong trường hợp này, khách hàng chỉ cần liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được hướng dẫn và khôi phục số tiền bị mất.

Thẻ ATM bị lỗi không giao dịch được và cách khắc phục

Trường hợp giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền và máy ATM không nhả tiền: Cách tốt nhất là gọi điện đến tổng đài của ngân hàng hoặc đến trực tiếp chi nhánh giao dịch để được giải quyết.

Thẻ tạm ngừng dịch vụ

Đây là sự cố thường gặp khi chủ thẻ giao dịch tại các cây ATM. Lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị thông báo máy ATM đang tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do đường truyền mất kết nối, bộ đọc thẻ đã bị hỏng, máy chủ Switch không hoạt động,…

Thẻ ATM bị lỗi không giao dịch được và cách khắc phục

Khách hàng không cần lo lắng nếu gặp trường hợp thẻ tạm ngừng dịch vụ. Cách xử lý đơn giản và hiệu quả nhất đó là bạn hãy tìm một cây ATM khác để tiếp tục giao dịch.

Thẻ ATM bị trầy xước, hư hỏng

Thẻ ATM khi được sử dụng trong một thời gian dài có thể bị trầy xước, mờ thông tin, mất số thẻ. Tuy nhiên, người dùng không cần lo lắng vì điều này không làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch. Thẻ ATM hoạt động thông qua Chip EMV được gắn ở mặt trước của thẻ.

Nếu Chip EMV bị gãy, cong vênh hoặc trầy xước quá nhiều, khách hàng không thể tiếp tục sử dụng thẻ được nữa. Cách khắc phục duy nhất đó là bạn hãy cung cấp CCCD và một số giấy tờ liên quan để được làm thủ tục cấp thẻ ATM mới. Thông thường, bạn sẽ phải đợi khoảng 1 tuần để nhận được thẻ.

Trong trường hợp làm mất thẻ ATM, người dùng có thể liên hệ tổng đài hoặc đến văn phòng giao dịch, cung cấp thông tin cá nhân và tình trạng thẻ để được nhân viên ngân hàng giải quyết.

Tổng hợp

 

Các loại thẻ tín dụng OCB hiện hành và cách tính lãi suất thẻ tín dụng OCB

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
1
Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0