Tín dụng ‘chảy’ nhiều nhất vào kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản

Like0

So với cuối năm 2022, tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn giảm 0,09%. Trái lại, tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh nhất như kinh doanh bất động sản tăng 6,45%; kinh doanh, đầu tư chứng khoán tăng 13,39%.

Tín dụng ‘chảy’ nhiều nhất vào kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản - Ảnh 1.

Trong 2 tháng đầu năm, tín dụng ‘chảy’ nhiều nhất vào kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản – Ảnh: TỰ TRUNG

Về tình hình tăng trưởng tín dụng, thanh khoản, hấp thụ vốn của nền kinh tế trong quý 1, thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của các tổ chức tín dụng khá tốt, đạt 12,34 triệu tỉ đồng, bằng 101% tín dụng.

Tín dụng kinh doanh đầu tư chứng khoán tăng cao nhất với hơn 13%

Thanh khoản hệ thống dư thừa và chưa bị giới hạn chạm trần tăng trưởng tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Đến ngày 31-3, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,2 triệu tỉ đồng, tăng 2,61% so với cuối năm 2022, tăng 10,49% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, góp phần đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Cụ thể, so với cuối năm ngoái, tính đến cuối tháng 2, tín dụng ngành kinh tế như nông, lâm, thủy sản tăng 0,74%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 1,79%; ngành thương mại dịch vụ tăng 0,5%.

Đối với các lĩnh vực ưu tiên, vốn ngân hàng cho vay nông nghiệp, nông thôn giảm 0,09%.

Còn các lĩnh vực khác như doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng tăng khoảng 0,73%; đối với xuất khẩu (không bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 3,15%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 6,08%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 3,31%.

Đáng chú ý, tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro gồm bất động sản tăng 2,19%, trong đó kinh doanh bất động sản tăng 6,45%, phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 0,25%. Riêng tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, vốn rót vào lĩnh vực này tăng mạnh nhất với 13,39%.

Giải thích tình trạng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế từ đầu năm chưa cao, Ngân hàng Nhà nước cho rằng do cầu tín dụng của nền kinh tế giảm. Kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, lạm phát cao, cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng.

Bên cạnh đó, một số nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý.

Đơn cử nhóm bất động sản, thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp có tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao, tình hình tài chính kém lành mạnh.…

Ngân hàng Nhà nước: Tổng nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu ước 5%

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù các tổ chức tín dụng báo cáo tỉ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3%.

Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy có một số khoản chưa phải là nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có nguy cơ chuyển nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái…).

Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai.

Trên nguyên tắc đó, Ngân hàng Nhà nước xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2-2023 ước chiếm tỉ lệ 5% so với tổng dư nợ.

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 1
0

Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0