Tổng quan về Thành phố Bà Rịa (BRVT)

Like0

Thông tin chung về thành phố Bà Rịa

Vị trí của thành phố Bà Rịa

Thành  phố  Bà  Rịa  có  tọa  độ  địa  lý  từ  10030′  đến  10050′  vĩ  độ  Bắc, từ 107010′ đến 107017′ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 25km về hướng Nam. Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa – Nhơn Trạch – Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.

Tổng quan về Thành phố Bà Rịa (BRVT)

Bản đồ thành phố Bà Rịa (BRVT)

Thành phố Bà Rịa có địa giới hành chính:

– Phía Bắc giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành;

– Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu;

– Phía Đông giáp huyện Long Điền và Đất Đỏ;

– Phía Tây giáp huyện Tân Thành.

Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã. Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 9.146,50 ha và có

+ Khu vực nội thành gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm.

+ Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Quy mô đất đai:

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là: 91,42 km2 trong đó:

+ Khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 52,72 km2, gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm.

+ Khu vực ngoại thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 38,69 km2, gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Dân số:

– Dân số thường trú trên địa bàn toàn Thành phố (đã bao gồm dân số quy đổi từ: lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lượng bệnh nhân từ các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo, lực lượng công an, quân đội, đóng trên địa bàn) năm là: 153.862 người, trong đó:

+ Dân số khu vực nội thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 120.705 người. (Trong đó: Dân số quy đổi các lực lượng quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú trên địa bàn khu vực nội thành là: 51.377 người).

+ Dân số khu vực ngoại thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 33.157 người. (Trong đó: Dân số quy đổi các lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, công an, quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú là: 3.495 người).

– Tính đến năm 2017 dân số thành phố Bà Rịa đã tăng lên, dân số khoảng 205.190 người.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình thành phố khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía bắc. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực, gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C.

Tổng quan về kinh tế – giao thông trên địa bàn thành phố Bà Rịa

Kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Bà Rịa được thể hiện tương đối rõ nét, cụ thể là:

– Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 62,59%, tăng 18,41% so với năm 2011; Dịch vụ – Thương mại chiếm 34,07%, Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 3,33%.

Tổng quan về Thành phố Bà Rịa (BRVT)

Nhà máy Hồ Đá- Thành phố Bà Rịa. Ảnh sưu tầm

– Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm 2010, 2011 và 2012 đạt 25,47%

+ Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tuy nhiên thành phố Bà Rịa đã tập trung khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng địa phương, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố. Toàn ngành có 822 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho 7.732 lao động . Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo giá hiện hành 2.441,8 tỷ đồng, đạt 103,2% so với kế hoạch, so với thực hiện cùng kỳ năm trước tăng 19%; theo giá cố định 1.623 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,4%. Khu công nghiệp điện của thành phố

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hầu hết các doanh nghiệp Trung ương, tỉnh đã đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kể cả khâu lao động kỹ thuật. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như đá xây dựng, điện, nước, cửa sắt, … có sự tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Đội ngũ công nhân và người lao động được đa dạng hóa về ngành nghề để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.

+ Về Thương mại – Dịch vụ:

Trên địa bàn thành phố có 3.699 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ, giải quyết việc làm cho 7.171 lao động. Tổng doanh thu thương mại – dịch vụ 5.345 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng 25,5% so với thực hiện cùng kỳ; trong đó doanh thu thương mại 3.120 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch năm, tăng 26% so với thực hiện cùng kỳ, doanh thu dịch vụ 2.225 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 24,8% so với thực hiện cùng kỳ.

Đã thực hiện các thủ tục chuyển đổi chức năng Bến xe khách Bà Rịa và Trung tâm thương mại Bà Rịa thành khu chức năng siêu thị và là chợ đầu mối của Tỉnh. Chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các biện pháp đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân; tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại. Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

+ Về Nông nghiệp – Thủy sản:

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Thành ủy; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Bà Rịa  nên tình hình kinh tế xã hội của thành phố vẫn duy trì ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành 341,9 tỷ đồng, đạt 100,9% so kế hoạch năm, đạt 101,8% so thực hiện cùng kỳ; tính theo giá cố định 211,5 tỷ đồng đạt 100,6% so kế hoạch năm, đạt 99,4% so thực hiện cùng kỳ . Trong kỳ không để dịch bệnh phát sinh trên cây trồng, vật nuôi.

Về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hòa Long, đạt 19/19 tiêu chí về xã nông thôn mới. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường 03 xã Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng; phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu dân cư 1/2000 xã Hòa Long. Trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới xã Long Phước và xã Tân Hưng.

Giao thông trên địa bàn thành phố Bà Rịa

Thành phố Bà Rịa là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là cửa ngõ vào thành phố Vũng Tàu và khu kinh tế ven biển Long Đất, Xuyên Mộc, Hàm Tân v.v… có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa – Nhơn Trạch – Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 với tổng chiều dài: 23,3km trên địa bàn thành phố nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ. Ngoài ra còn có tuyến HL.2 hiện đã được nâng lên thành ĐT.995C, có mặt đường BTN rộng 9m. HL.10 đoạn trong thành phố đã nâng cấp thành đường chính đô thị.

Mạng lưới đường đối nội của thành phố đã được xây dựng khá hoàn chỉnh tại khu vực nội thị cũ và đang được đẩy mạnh xây dựng tại các khu vực mở rộng. Tổng độ dài các tuyến đường nội thị là 132,99 km. Mật độ giao thông chính đạt 7,12 km/km2, tỷ lệ đất giao thông là 21,43%.

Thông tin quy hoạch thành phố Bà Rịa

Mục tiêu phát triển quy hoạch thành phố Bà Rịa

Theo kế hoạch, từ năm 2018 – 2020, TP. Bà Rịa sẽ tích cực thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thiện đô thị loại II. Cụ thể, các dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẽ được hoàn thiện, tương xứng với tên gọi Trung tâm Hành chính – Chính trị – Kinh tế – Văn hóa của tỉnh.

Tổng quan về Thành phố Bà Rịa (BRVT)

Bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa đến năm 2025

Song song với đó, trong quá trình trở thành đô thị loại I vào giai đoạn 2021 – 2025, TP. Bà Rịa đã đạt được 90,80% còn 9% chỉ tiêu chưa đạt. Hiện UBND tỉnh Bà Rịa đang kết hợp với sở, ngành xây dựng của tỉnh và thành phố Bà Rịa để phân bổ ngân sách và nguồn lực hợp lý để đẩy nhanh tiến độ nâng loại đô thị theo kế hoạch đã đề ra. Không ngừng chăm lo đào tạo, phát triển văn hóa – giáo dục, đẩy mạnh chăm sóc an sinh xã hội và nguồn nhân lực tại địa bàn thành phố Bà Rịa .

Đồng chí Lương Trí Tiên – Bí thư Thành ủy Bà Rịa cho biết theo định hướng và kế hoạch tới 2025 TP.Bà Rịa sẽ phát triển giai đoạn với 2 giai đoạn với nguồn vốn dự kiến đầu tư thực hiện chương trình khoảng 11.615,11 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2018-2020 là 7.512,52 tỷ đồng, giai đoạn 2020-2025 là 4.102,59 tỷ đồng. để đạt được những kế hoạch đề ra TP.Bà Rịa phải quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tập trung mạnh vào 2 lĩnh vực.

– Thứ nhất là, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, bất động sản, thông tin truyền thông, du lịch, vui chơi giải trí…

– Thứ hai là, phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch, ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, công nghiệp hỗ trợ cho các nhà máy lớn tại các KCN của tỉnh.

Quan điểm quy hoạch

Với những mục tiêu rõ ràng để phát triển thành đô thị loại I, các cấp chính quyền tại Thành phố Bà Rịa đã và đang xây dựng thành công những nhiệm vụ trọng tâm đề ra từ đầu năm 2018 đến năm 2025.

Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tính chất của thành phố được khẳng định:

  • Là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và của tiểu vùng.
  • Là trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học của tỉnh và của tiểu vùng.
  • Có vị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng.

Thành phố Bà Rịa có vai trò quan trọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.

Định hướng cụ thể phát triển quy hoạch

Về quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị: Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải hài hòa giữa không gian xây dựng và không gian cảnh quan, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố Bà Rịa trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc.

Phát triển bền vững, có môi trường xanh, sạch, đẹp, kiến trúc cảnh quan đậm nét đặc thù của miền Đông Nam Bộ. Đưa thành phố Bà Rịa thành đô thị theo cấu trúc tập trung – không gian mở theo định hướng quy hoạch – để khẳng định vai trò vị thế của đô thị trong vùng tạo sức hấp dẫn đầu tư, hát triển thành phố

Về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Tập trung đầu tư vào một số khâu trọng tâm như: Ngầm hóa toàn bộ hệ thống cấp điện và cáp quang , đầu tư xây dựng hệ thống cống hộp của Rạch Thủ Lựu, nâng cấp mở rộng đường Cách mạng tháng Tám – là trục đường chính của trung tâm nội thị; tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông đô thị, nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội và bộ mặt đô thị như: Đường Trần Hưng Đạo, Võ Thị Sáu và đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường trục chính xã Tân Hưng giai đoạn 2,…

Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của 1.680 ha tại khu đô thị mới kết hợp du lịch sinh thái khu vực phía Nam rừng ngập mặn , hình thành khu đô thị mới phía Nam QL51 bao gồm hạ tầng kỹ thuật, khu nhà ở, trường học, khu dịch vụ thương mại,…

Về lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội: Tập trung hoàn thành các Chương trình, Đề án phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Bà Rịa đã đề ra như:
– Đề án xây dựng nông thôn mới,
– Đề án nâng cao chất lượng danh hiệu thành phố Văn hóa
– Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường lớp đạt mục tiêu 100 % trường đạt chuẩn Quốc gia; thực hiện tốt các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

 Động lực để Bất động sản Bà Rịa phát triển trong thời gian tới

Với địa điểm và vai trò là thủ phủ, Trung tâm dịch vụ, Hành chính – Chính trị, Trung tâm kinh tế – Văn hóa của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa có định hướng phát triển trong thời gian tới cụ thể như sau:

Dựa trên cơ sở Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Bà Rịa đến năm 2025 về hạ tầng,TP Bà Rịa có vị trí rất chiến lược quan trọng cách TP.HCM chưa đầy 82km thông qua tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng. Ngoài ra, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ di chuyển toàn khu vực miền Tây có Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu một bí quyết dễ dàng.

Tổng quan về Thành phố Bà Rịa (BRVT)

Bản đồ định hướng phát triển sử dụng đất đến năm 2025 (TP Bà Rịa)

Đặc biệt, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, con đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, con đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành… đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản.

Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2025, TP Bà Rịa là khu vực giàu tiềm năng phát triển, là nơi đáng sống bậc nhất trong tương lai gần… Lẽ dĩ nhiên là giá trị bất động sản khu vực này sẽ tiếp tục tăng đột biến trong thời gian tới khi hệ thống hạ tầng đang dần hoàn thiện.

TỐTĐã lưu TỐTKhông TỐT 0
0
Tin tức Onlinebank
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0